Bài học cho Tô Lâm: Tổng thống Indonesia “không liên kết”, chỉ vì lợi ích đất nước và người dân?

Trong bối cảnh sự tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng, xu thế chung của các quốc gia trên thế giới, là phải chọn phe, hoặc Mỹ và phương Tây, hoặc phe độc tài như Trung Quốc, Nga … Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã thực hiện thành công một chính sách đối ngoại riêng, cho đảo quốc này.

Điều gì đã khiến cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều phải kiêng dè họ?

Đây là bài học rất có ý nghĩa với mọi quốc gia, đặc biệt là Việt Nam nói chung, và Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm nói riêng.

Trong bối cảnh, sự bất đồng giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã gia tăng đến mức đáng kể, được đánh giá là ở mức xấu nhất, kể từ khi Tổng Bí thư Trọng qua đời. Nguyên nhân chính là do có sự thay đổi trong chính sách đối ngoại, của tân lãnh đạo Việt Nam, với chủ trương nghiêng về Hoa Kỳ và phương Tây, đồng thời rời xa Trung Quốc.

Theo giới phân tích, việc Hoa Kỳ được cho là “hết lòng” ủng hộ Việt Nam, thực ra chỉ là một chiêu thức của nước Mỹ, nhằm lôi kéo Hà Nội rời xa Bắc Kinh. Mỹ và Việt Nam có thể chế chính trị trái ngược nhau, do vậy, đây là mối quan hệ “đồng sàng, dị mộng”.

Vậy điều gì mới có thể giúp Việt Nam độc lập tự chủ, không lệ thuộc vào các cường quốc, thoát hẳn tình trạng “rối rắm tơ vò” hiện nay?

Ngày 17/10, tạp chí Foreign Affairs có bài bình luận với tiêu đề, “Vị tổng thống không bao giờ đứng về phe nào”, của tác giả Ben Bland.

Theo tác giả, ông Joko Widodo là một Tổng thống hiệu quả và được ngưỡng mộ nhất, trong số 5 tổng thống của Indonesia, kể từ khi nước này trở thành quốc gia dân chủ vào năm 1998.

Trong suốt 10 lãnh đạo quốc gia, Tổng thống Widodo đã vô cùng nổi tiếng, nhất là về những thành tựu kinh tế, cũng như việc mở rộng dịch vụ y tế và giáo dục cho công chúng. Điều đó khiến cho ông Widodo trở thành một trong những lãnh đạo được yêu thích nhất, trong thế giới tự do và dân chủ.

Đáng chú ý, ông Widodo đã tạo ra cho Indonesia một con đường đi riêng giữa các cường quốc. Coi trọng sự độc lập, không liên kết, và quyền lợi của quốc gia cũng như của người dân, là điều kiện tiên quyết trong quan hệ đối ngoại.

Theo giới phân tích quốc tế, ông Widodo đã định hình chính sách đối ngoại của Indonesia, chống lại quan điểm cho rằng, những quốc gia đang phát triển phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Trái ngược với cách nghĩ của ông Tô Lâm, Tổng thống Widodo không bao giờ tham dự trực tiếp các phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ông cũng thường tránh sử dụng lời lẽ ngoại giao khoa trương, tránh các hội nghị thượng đỉnh đa quốc gia, mà tập trung vào việc tham dự những diễn đàn kinh tế lớn, để mời chào các nhà đầu tư cho Indonesia.

Là một chính khách thực dụng, ông Widodo cam kết biến Indonesia thành “điểm tựa hàng hải toàn cầu”. Khi xảy ra va chạm giữa Bắc Kinh với Hà Nội trên Biển Đông, ông chọn sự im lặng, vì cho rằng, những cuộc đụng độ trên Biển Đông sẽ có lợi, làm tăng giá vận chuyển và bảo hiểm cho các công ty của Indonesia.

Đây là lý do, Indonesia luôn được ông Tập Cận Bình, các nhà đầu tư Hoa Kỳ và phương Tây, o bế, bất chấp các cảnh báo trước đây cho rằng, ông Widodo đang chọn Trung Quốc thay vì Hoa Kỳ.

Mới đây, hãng công nghệ Microsoft quyết định đầu tư dịch vụ đám mây, trị giá 1,7 tỷ USD tại Indonesia. Trước đó, vào tháng 4/2024, CEO Apple Tim Cook đến thăm Việt Nam, với nhiều hứa hẹn tốt đẹp. Nhưng ngay sau đó, Tập đoàn Apple lại khẳng định sẽ đầu tư nhà máy tại Indonesia.

Vì lợi ích quốc gia và người dân Indonesia, chủ trương “không phụ thuộc, không liên kết” với các cường quốc của vị Tổng thống này đã được đánh giá là đi trước thời đại.

Điều đó cho thấy, những quốc gia châu Á như Việt Nam, vẫn có thể tránh được sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Đây là bài học cho ông Tô Lâm, cũng như cho giới lãnh đạo Việt Nam, để thoát ra khỏi khủng hoảng như hiện nay.

 

Trà My – Thoibao.de